HTMART – ĐỊA CHỈ CUNG CẤP MÁY QUÉT MÃ VẠCH CHÍNH HÃNG, GIÁ RẺ NHẤT TẠI VIỆT NAM
HTMART – ĐỊA CHỈ CUNG CẤP MÁY QUÉT MÃ VẠCH
Máy đọc mã vạch được các nhà sản xuất tích hợp công nghệ giải mã, dùng để quét các mã vạch 1D, 2D hay QR Code được mã hóa theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm cho kết quả là các thông tin như: tên sản phẩm, giá bán, xuất xứ, chất liệu, thành phần, nguồn gốc, hạn sử dụng …
1. MÁY QUÉT MÃ VẠCH LÀ GÌ?
Máy quét mã vạch (hay còn gọi là đầu đọc mã vạch), là một thiết bị được tích hợp phần mềm và công nghệ giải mã thông tin được tích hợp trên các mã vạch nhằm truy xuất các thông tin cần thiết về sản phẩm, hàng hóa như: tên sản phẩm, giá bán, nguồn gốc, thành phần, hạn sử dụng … phục vụ cho các công tác quản lý và bán hàng.
Mã vạch có thể có nhiều dạng khác nhau. Theo tiêu chuẩn thế giới, các mã vạch được phân chia làm 2 loại chính là: mã vạch 1D và mã vạch 2D với các chuẩn thông dụng như UPC, EAN, Code 93, Code 128, ITF (2 trong số 5), Code 39, Codabar, mã vạch Aztec, MSI Plessey, QR, PDF417, GS1 DataBar, Datamatrix,… Cấu tạo cơ bản của một máy quét gồm 3 thành phần chính là:
- Bộ phận quét mã vạch (nhận diện barcode)
- Bộ phận truyền tín hiệu
- Bộ phận giải mã (decoder)
Máy đọc mã vạch có thể kết nối với các máy tính qua cổng kết nối RS232, USB hoặc một trong các phương thức kết nối không dây như: Bluetooth hay wifi. Dữ liệu được máy quét giải mã nhanh chóng và truyền thông tin đến máy tính và được xử lý tại đây, đáp ứng với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng.
MÁY QUÉT MÃ VẠCH LÀ GÌ?
Đầu đọc mã vạch có dây có cơ chế hoạt động rất đơn giản, bạn chỉ cần cắm dây kết nối máy quét với PC - máy tính rồi mở file word, excel hoặc notepad lên, sau đó dùng máy quét để quét mã vạch, ngay lập tức các mã vạch được quét sẽ hiển thị trên máy tính. Máy quét có dây là sản phẩm được sử dụng phổ biến trong ngành bán lẻ ở Việt Nam hiện nay. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp chúng tại các quầy thanh toán tại các siêu thị, shop quần áo, cửa hàng gia dụng …
2. Phân loại máy quét mã vạch:
Phân loại theo tia quét của đầu đọc mã vạch:
Các máy quét hiện nay có thể sử dụng 1 trong 3 loại tia quét khác nhau như:
Máy quét mã vạch đơn tia: khi ở chế độ hoạt động, máy quét đơn tia sẽ chỉ phát ra 1 tia sáng laser duy nhất, là 1 đường thẳng nằm song song với mặt kính của máy. Khoảng cách quét giữa đầu đọc với mã vạch dao động trong khoảng 15-30cm vì vậy có thể giúp máy đọc được mã vạch với tốc độ nhanh hơn. Khi quét mã vạch, người dùng nên chú ý căn chỉnh các tia quét của đầu đọc mã vạch sao cho các tia quét cắt ngang toàn bộ mã vạch.
Máy quét mã vạch đa tia: Khác với các máy quét đơn tia chỉ có 1 tia quét, trên máy quét mã vạch này có sẵn hàng chục tia laser. Những tia quét này được sắp xếp đan xen lẫn nhau. Khi đầu đọc mã vạch hoạt động, máy sẽ phát ra tia sáng có dạng như một mặt lưới, hỗ trợ người dùng có thể quét mã vạch ở tốc độ cao mà không cần phải căn chỉnh vào đúng vị trí giữa cắt ngang của mã vạch. Việc quét mã sẽ trở nên nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.
Máy quét đa tia có thể quét mã vạch 1D nhanh chóng, chuẩn xác. Nhưng nó vẫn tồn tại một số nhược điểm cần được khắc phục như: máy quét 1D không thể quét được các mã vạch trên màn hình điện tử. Nguyên nhân là bởi vì thiết bị điện tử như điện thoại di động hay máy tính có độ chói sáng cao, sẽ gây nhiều khó khăn cho máy quét.
Máy quét mã vạch laser: là thiết bị được trang bị công nghệ quét bằng tia laser nhằm phục vụ tốt nhất cho hoạt động quét, giải mã các mã vạch tuyến tính(mã vạch 1D). Tia quét có màu đỏ, rất mảnh và ánh sáng vô cùng rõ nét. Loại tia quét này bao gồm 2 dòng sản phẩm chính là:
- Máy quét mã vạch CCD: phát ra tia sáng đỏ có phần dày hơn khi so với tia quét Laser. Khoảng cách quét giữa máy quét CCD và mã vạch càng xa nhau thì độ sáng của tia quét sẽ mờ dần, không rõ nét. Khoảng cách tối ưu để quét của dòng máy này chỉ rơi vào trong khoảng từ 10-15cm. Vì tia quét dày nên máy quét mã vạch này có thể đọc được các mã vạch có kích thước nhỏ. Độ phủ của tia sáng trên mã vạch cũng lớn hơn giúp cho tốc độ quét nhanh hơn.
- Máy quét mã vạch Array Imager: khi quét, máy sẽ phát ra 1 vùng ánh sáng lớn bao phủ lên toàn bộ bề mặt mã vạch. Máy quét Array Imager có thể quét mã vạch đa hướng với nhiều góc độ khác nhau, hiệu suất vận hành nhanh chóng. Máy có khả năng giải mã cực nhanh, đọc được tất cả các mã vạch 1D và 2D, mã vạch chuẩn quốc tế, có kích thước từ nhỏ tới lớn, các mã vạch được in trên nhãn hoặc hiển thị trên màn hình điện tử có độ chói sáng cao. Máy quét Array Imager tại HTmart là thiết bị quét mã vạch được rất nhiều người tin tưởng và sử dụng hiện nay.
Phân loại theo công nghệ giải mã của máy quét mã vạch:
Có 2 nhóm mã vạch được phổ biến trên thị trường hiện nay là mã vạch 1D và 2D Chúng ta có thể phân loại các máy quét theo công nghệ giải mã mã vạch của máy quét:
- Máy quét mã vạch 1D: sử dụng công nghệ quét bằng tia CCD hoặc tia laser màu đỏ có dạng sọc ngang. Máy quét này chuyên dùng để giải mã mã vạch 1D(mã vạch tuyến tính) có dạng là các sọc dọc màu đen song song và cách nhau bởi các khoảng trắng. Máy quét 1D có giá thành rẻ, rất phổ biến trong lĩnh vực bán lẻ trong các cửa hàng, shop thời trang,...
- Máy quét mã vạch 2D: được sử dụng để quét những mã vạch có dạng ma trận, bao gồm các ô vuông đen trắng. Khi hoạt động, máy quét 2D sẽ phát ra một vùng sáng đỏ bao trùm lên toàn mã vạch rồi chụp ảnh mã vạch và đưa dữ liệu vào bộ xử lý ở bên trong của máy để tiến hành giải mã chúng thành những đoạn văn bản thuần túy. Ngày nay, các mã vạch 2D, QR code được ứng dụng ngày một rộng rãi hơn. Vì vậy các máy đọc mã vạch 2D cũng dần được sử dụng nhiều hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Phân loại theo cấu tạo máy quét:
Máy quét mã vạch có thể được phân loại theo cấu tạo máy như sau:
- Máy quét mã vạch cầm tay có dây: là dòng máy quét phổ biến trong thanh toán tại các cửa hàng, trung tâm thương mại hay siêu thị, .... Máy quét được kết nối trực tiếp với máy chủ thông qua một dây cáp có độ dài khoảng từ 1-3 mét. Loại máy quét này có chi phí đầu tư ban đầu thấp, giúp tiết kiệm chi phí cho người dùng.
- Máy quét mã vạch Bluetooth: là dòng máy quét hiện đại, được trang bị công nghệ kết nối bằng sóng vô tuyến. Theo đó, phạm vi hoạt động của máy quét Bluetooth cũng linh hoạt hơn rất nhiều. Phần đầu đọc mã vạch kết nối cùng với chân đế thông qua sóng Bluetooth. Cable được dùng để kết nối giữa 2 thành phần là: chân máy và máy chủ. Phạm vi hoạt động của đầu đọc là khá rộng, trong khoảng bán kính từ 10-15m xung quanh chân đế.
- Máy quét đọc mã vạch cố định (để bàn): được thiết kế với chân đế được gắn liền cùng phần đầu đọc. Người dùng có thể đặt máy ngay trên quầy thanh toán hay bàn làm việc để thuận tiện cho quá trình sử dụng. Ưu điểm của máy quét mã vạch để bàn là: trường quét rộng, máy có chức năng tự động nhận diện và có thể quét mã vạch ở chế độ rảnh tay. Tốc độ quét nhanh, dung lượng lớn. Máy quét đọc mã vạch cố định là lựa chọn tối ưu khi sử dụng trong quầy thanh toán tại các cửa hàng, siêu thị.
Phân loại theo ứng dụng của máy quét:
- Ứng dụng trong bán lẻ: chúng còn có tên gọi khác là máy quét mã vạch siêu thị, máy quét cửa hàng hoặc máy quét mã sản phẩm. Dòng máy được ứng dụng nhiều nhất trong bán lẻ là các máy quét cầm tay và máy quét để bàn. Công nghệ được sử dụng là công nghệ quét Image và công nghệ quét bằng tia laser đỏ có tốc độ cao và hiệu suất làm việc nhanh chóng, hiệu quả. Trung bình, mỗi nhân viên tại quầy thanh toán chỉ tốn chưa tới 1 giây cho mỗi lần quét mã. Ngoài ra thì dòng sản phẩm này còn có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp, vì vậy là giải pháp hàng đầu giúp cho các chủ cửa hàng, doanh nghiệp bán lẻ tiết kiệm chi phí. Một số dòng máy quét tiêu biểu tại HTmart có thể kể đến như: Zebra LS1203, Zebra DS2208, Zebra DS9308, Datalogic QW2120, Honeywell 1250G,...
- Sử dụng trong kho bãi vận chuyển và các xưởng sản xuất: các môi trường hoạt động này có phần khắc nghiệt với nhiều khó bụi, nắng gió. Vì vậy các đầu đọc mã vạch sản phẩm sử dụng ở đây cần có khả năng giải mã tốt, độ bền cao và tính linh hoạt mới có thể phục vụ tốt cho người dùng trong các hoạt động như: kiểm kê hàng tồn, hỗ trợ quản lý, xuất nhập kho ... Các máy quét không dây chính là lựa chọn lý tưởng cho môi trường này, điển hình nhất chính là một số dòng máy của HTmart tới từ các thương hiệu hàng đầu như Honeywell 1991ISR, Zebra DS3678, Zebra Li4278, ...
- Lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe: việc sử dụng rộng rãi mã QR đã không còn xa lạ trong lĩnh vực lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe. Vì vậy các sản phẩm máy quét đọc mã vạch 2D sẽ là lựa chọn phù hợp nhất. Ngoài các model tiêu chuẩn, chúng ta có thể tìm thấy các sản phẩm được thiết kế riêng cho ngành y tế với chất liệu được làm từ vật liệu kháng chất khử trùng, giúp đảm bảo an toàn tối đa khi sử dụng trong môi trường đặc biệt này. Một số model rất được ưa chuộng của HTmart trong lĩnh vực này có thể kể đến là Datalogic Gryphon I GD4500HC, Zebra DS4608HC, ...
- Ứng dụng trong vận tải và logistics: máy quét đọc mã vạch không dây là một lựa chọn tuyệt vời vì chúng phù hợp khi sử dụng cho các hoạt động yêu cầu phải di chuyển thường xuyên, cần có tính linh hoạt để có thể quét mã vạch khi cần thiết. Người dùng có thể quét nhanh chóng cả mã vạch 1D và 2D trên sản phẩm cùng lúc. Đại diện cho một số các dòng máy scan tiêu biểu dùng trong vận tải và logistics là: Honeywell 1952GHD, Zebra DS2278,...
Ứng dụng máy quét mã vạch trong vận tải
3. Giá máy quét mã vạch bao nhiêu?
-
Máy quét mã vạch Zebra: đầu đọc mã vạch 1D từ 1,2 triệu - 7 triệu, máy quét QR code từ 3 triệu - 9 triệu.
-
Máy quét mã vạch Honeywell: dao động từ 1,9 triệu - 9 triệu với dòng máy quét 1D và từ 3,5 triệu - 10 triệu với dòng máy quét 2D.
-
Máy quét mã vạch Datalogic: là dòng máy soi mã vạch có giá thành thấp, tiết kiệm chi phí cho người dùng với mức giá trong khoảng từ 1,5 triệu - 8 triệu.
-
Máy scan mã vạch Opticon: là dòng máy quét mã vạch không dây có khả năng đọc các mã vạch 1D có mức giá dưới 5 triệu, máy quét 2D có giá dưới 8 triệu.
-
Máy quét mã vạch Zebex: là dòng máy quét 1D có dây có giá rẻ, dưới 2 triệu đồng.
>>> Liên hệ ngay Hotline 0988 815 496 để được tư vấn chi tiết và báo giá ưu đãi nhất.
4. Top các máy quét mã vạch nhạy
ZEBRA DS2208 - MÁY ĐỌC MÃ VẠCH 2D
5. Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua máy quét mã vạch chất lượng
Để chọn mua được một chiếc máy đọc mã vạch chính hãng, phù hợp nhu cầu sử dụng, khách hàng cần cân nhắc các yếu tố sau đây:
- Quét mã vạch 1D hay mã vạch 2D hay là cả hai? Thiết bị có thể sử dụng trong môi trường nào? Kho hàng, quầy thanh toán, thư viện, bệnh viện, kho lạnh hay xưởng sản xuất,...? Thiết bị có thể ứng dụng ngay tại chỗ hay phải di chuyển trong một phạm vi rộng?
- Mã vạch của sản phẩm, hàng hóa được in trên chất liệu tem nhãn gì? Decal giấy, nhựa PVC, barcode hiển thị trên màn hình điện tử như smartphone, máy tính …
- Kích thước của loại mã vạch cần quét là bao nhiêu mm?
Điều đặc biệt quan trọng là chúng ta nên đầu tư vào các thiết bị đầu đọc mã vạch đến từ các thương hiệu danh tiếng, tên tuổi trên thế giới như: Honeywell, Zebra, Opticon, Datalogic,...
6. HTmart – Nơi uy tín để mua máy quét mã vạch chính hãng, giá rẻ tại Hà Nội, Hồ Chí Minh,...
HTmart nhập khẩu và phân phối, bán máy quét mã vạch Barcode giá rẻ tại Việt Nam, Miễn phí vận chuyển và cài đặt tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hỗ trợ giao hàng toàn Quốc. Holine 0988815496. Các sản phẩm máy quét chính hãng thương hiệu Zebra, Datalogic, Honeywell, Zebex, Godex,.. Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, công nghệ 4.0, công nghệ AI- Trí tuệ nhân tạo. Đầu đọc mã vạch ngày càng thông minh, khả năng xử lý nhanh và chính xác các mã vạch 1D, 2D hay xu hướng 3D (Máy quét 3D) trong thời gian tới.
Không tìm thấy dữ liệu