Hiện nay trong giao thương hàng hóa, cân điện tử được sử dụng phổ biến vì độ chính xác cao, hiển thị trực quan kết quả cân. Gần như ta có thể nhìn thấy chúng khắp mọi nơi: quầy thực phẩm, tiệm trang sức, siêu thị…Tuy nhiên không phải ai cũng biết dù chính xác tới đâu, trọng lượng cân điện tử đo được đều không phải tuyệt đối mà đều có sai số nhất định. Vấn đề là sai số có thuộc khoảng cho phép và quy định sai số như thế nào là hợp pháp theo tiêu chuẩn ĐLVN hiện hành. Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu tại sao cân điện tử có sai số? và mức sai số cho phép của cân điện tử như thế nào?
Cân điện tử là thiết bị sử dụng mạch điện tử và cảm biến lực xác định trọng lượng của một vật. Khi chúng ta đưa vật đặt lên cân, bộ phận cảm biến sẽ cảm biến trọng lượng thực của vật sau đó chuyển tiếp lên vi mạch xử lí và đưa tín hiệu lên màn hình hiển thị cân. Toàn bộ quá trình này diễn ra rất nhanh chỉ trong vòng từ 2 đến 5 giây kể từ khi đặt mẫu vật lên.
Cân điện tử cho kết quả chính xác và nhanh chóng gấp hàng chục lần so với cân sử dụng lò xo và cân quả tạ truyền thống.
Cân điện tử thông thường có cấu tạo gồm các phần chính sau: cảm biến lực (loadcell), vi mạch điện tử và màn hình hiển thị kết quả cân.
Cân điện tử có cấu tạo gồm 2 phần chính sau: phần cơ khí và phần điện
Phần cơ khí
Phần cơ khí của cân điện tử có cấu tạo gồm khung bàn cân, sàn mặt cân điện tử. Các thiết kế cơ khí khác gồm: giá đỡ, khung bảo vệ, khung cơ khí cho cân. Mỗi bộ phận đều có những chức năng nhất định của chúng..
Phần điện
Bao gồm cảm biến lực (loadcell) và màn hình hiển thị cân. Đầu cân điện tử được thiết kế theo mục đích và ứng dụng riêng tùy theo mục đích của nhà sản xuất. Trong các bộ phận, loadcell là bộ phận quan trọng nhất.
Load Cell là thiết bị cảm biến lực, chịu tác dụng lực và cho kết quả. Loadcell thiết kế để gắn cố định một đầu, đầu còn lại tự do và gắn với mặt bàn cân (Đĩa cân). Thiết kế của loadcell rất đặc biệt: Hình dạng thanh, dạng nén, dạng uốn, bi, … hoặc phân theo tải trọng, hay phân theo mục đích ứng dụng: Cân bàn, cân xe tải, cân sàn, cân điểm bột, cân heo, …
Khi ta bỏ một khối lượng lên đĩa cân, loadcell sẽ bị uốn cong do trọng lượng của khối lượng cân gây ra. Khi thanh kim loại bị uốn, điện trở sẽ bị kéo dãn ra và thay đổi điện trở. Như vậy, khi đặt vật cân lên bàn cân, tùy theo khối lượng vật mà Loadcell sẽ bị uốn đi một lượng tương ứng và lượng này được đo lường qua sự thay đổi điện.
Ở Việt Nam, mức sai số cho phép của cân điện tử được quy định và quy chuẩn ở một mức nhất định. Khi tạo ra cân điện tử, ta phải theo quy chuẩn đã được đề ra, thường sẽ do bộ khoa học sẽ quy định. Các thông số chung về cân điện tử được quy ước trong chuẩn quốc tế OIML, NTEP,… và ở Việt Nam là TCVN.
Trong thực tế có hai tình huống làm căn cứ để xác định sai số cho phép của cân điện tử là sai số khi kiểm định định kỳ và sai số kiểm định bất thường.
Sai số cho phép khi kiểm định định kỳ
(Với m là khối lượng, e là phân độ chia (bước nhảy))
Sai số cho phép khi kiểm định bất thường trong quá trình sử dụng bằng 2 lần sai số khi kiểm định định kỳ.
Các ký hiệu thường thấy trên cân điện tử:
Cap (capacity)/Max: Thể hiện mức cân lớn nhất cân điện tử có thể đo được.
Div (d: division): Bước nhảy, giá trị độ chia của cân. Đây là giá trị mỗi lần cân nhảy số tiếp theo, hoặc có thể hiểu là giá trị “làm tròn” mỗi lần cân.
Ví dụ: Theo tiêu chuẩn đo lường Việt Nam (TCVN) về cân một chiếc bàn cân điện tử 150kg thì có bước nhảy 20g (mức sai số tối đa = ±10g), ở mức này, ví dụ khách hàng cân 1 vật có trọng lượng 100kg + 5g (0,005kg), cân sẽ "làm tròn" xuống 100kg, còn nếu cân 1 vật có trọng lượng 100kg + 15g (0,015kg) thì cân sẽ "làm tròn" lên 100,02kg
Cân lò xo cũng mức cân 150kg lại có bước nhảy rất lớn tới tận 500g (mức sai số tối đa = ±250g).
Cân có mức cân lớn và bước nhảy càng nhỏ càng đắt tiền. Cùng 1 mức cân lớn nhất nhưng bước nhảy nhỏ hơn thì giá tiền của cân có thể tăng theo cấp số nhân. Ngoài ra còn tùy thuộc vào các tính năng của cân như chống nước, chống cháy, chống hóa chất ăn mòn, đếm số lượng, kiểm soát độ ẩm,…kết nối RS232, USB, Wifi,…theo đó mà giá cân có thể rất cao.
HTmart xin giới thiệu đến bạn những mẫu cân được dùng phổ biến hiện nay và đang được bán trực tiếp trên Website:htmart.vn. Hãy chọn cho mình đơn vị cung cấp cân điện tử chính hãng và giá cả phù hợp với ví tiền của mình.
Cân điện tử tính giá cho cửa hàng thực phẩm RS232 kết nối phần mềm kiosviet, sapo, htsoft - UPA Q 30kg
Cân điện tử mã vạch cho cửa hàng thực phẩm, siêu thị - Cas CL5200
Mettler Toledo - BCom - Cân điện tử in tem nhãn chuyên dụng cho siêu thị
Digi SM320P with pole - Cân điện tử in tem
Digi SM320B (Bench) - Cân điện tử in tem, không có cây hiển thị giá, chỉ có bàn cân tính giá -in tem nhãn mã vạch
CAS CL3000 - Cân điện tử in tem nhãn
Mettler Toledo BTwin - Cân điện tử in tem nhãn