Hiện nay, việc in tem nhãn mã vạch là phổ biến trong việc chuẩn hóa sản phẩm, hỗ trợ quản lý hàng hóa bằng phần mềm quán lỷ bán hàng, quản lý kho. Công nghệ in chuyển nhiệt gián tiếp được sử dụng nhiều hơn vì tem nhãn in ra được sắc nét và có độ bền, không phai màu, in được trên nhiều chất liệu như PVC, Decal xi bạc,...
Thị trường hiện nay, phổ biến có các loại mực Ribbon wax, wax premium, wax resin, resin hay super resin,... Mỗi loại mực sẽ cho chất lượng bản in khác nhau và khả năng tương thích với chất liệu in cũng khác nhau. Điều nay đôi khi cũng làm người sử dụng bối rối khi lựa chọn mực cho máy in của mình.
Với kinh nghiệm hơn 10 năm cho lĩnh vực thiết bị, in ấn mã số mã vạch, HTmart xin đưa ra 1 số gợi ý cho khách hàng về cách lựa chọn Ribbon cho Máy in tem nhãn của mình.
Khi lựa chọn mua và sử dụng mực in, Khách hàng phải chú ý các vấn đề sau:
- Máy in sử dụng công nghệ in gì ?
- Kích cỡ cuộn mực là bao nhiêu để phù hợp với máy in và phù hợp với Decal mã vạch ?
- Chất liệu decal in là gì ?
- Chọn Ribbon có mặt phủ bám mực trong hay ngoài?
1.Bạn đang có máy in sử dụng công nghệ in gì ?
Bạn phải chắc chắn rằng bạn đang sử dụng 1 chiếc máy in có công nghệ in chuyển nhiệt gián tiếp. Nghĩa là phải cần Decal + mực để in, Máy có thiết kế các bộ phận để lắp riibon, khe luồn, bộ phận cuốn mực. Nếu như máy in tích hợp công nghệ in chuyển nhiệt trực tiếp thì sẽ không có bộ phận chứa cuộn mực mà chỉ có bộ phận chứa decal cảm nhiệt.
2. Kích cỡ cuộn mực là bao nhiêu để phù hợp với máy in và phù hợp với Decal mã vạch ?
Để in được thì cần có Decal mã vạch để in lên. Vì vậy, bạn cần xem xét kích thước decal - con tem bạn định in là kích thước bao nhiêu. Kích thước chiều cao cuộn mực in cần phải lớn hơn hoặc bằng với chiều ngang của cuộn Decal - Giấy in mã vạch. Tất nhiên, cả 2 kích thước này phải nhỏ hơn hoặc bằng kích thước khoang chứa máy in (Khổ rộng đầu in).
Ví dụ:
Cuộn mực khổ 110mm (chiều cao cuộn mực) không thể sử dụng cho máy in mã vạch khổ 75mm. Các loại máy in mã vạch để bàn chỉ có thể lắp loại mực khổ 110mm trở xuống. Cuộn mực có khổ lớn hơn 110mm chỉ có thể lắp được vào một số dòng máy in công nghiệp
Chiều dài: Kích thước và cấu tạo cơ phận của máy in mã vạch là khác nhau theo từng thương hiệu máy in. Ví dụ, tuy cùng khổ rộng in là 110mm nhưng máy Godex G500 có thể lắp được loại mực 110mm x 300m, còn dòng máy Zebra GC420T, PosteK Q8 thì lại phải lắp loại mực 110mm x 100m.
Tóm lại: Kích thước chiều ngang cuộn Decal < khổ Ribbon < Khoảng rộng đầu in
3. Chất liệu decal in là gì ?
Để có chất lượng in tem nhãn (Độ nét, độ bám) là tốt nhất thì Với mỗi chất liệu Decal thì cần có mực in và máy in tương ứng. Thị trường hiện nay, có nhiều chất liệu giấy in và decal tem nhãn khác nhau, phổ biến là: Giấy in thường, Decal nhựa PVC, Decal xi bạc mạ kẽm,... Trong đó các bề mặt chất liệu decal PVC, Decal xi bạc đòi hỏi loại Mực có tỷ lệ % Resin cao hơn - Mực wax/ resin, Resin hay super Resin.
Cần lưu ý về các loại mực như sau:
Mực in sáp (wax) – Là loại mực có giá rẻ nhất. Mực in sáp được sử dụng rộng rãi trong ngành nghề bán lẻ, giao nhận logistics (tem nhãn hàng hóa, đóng gói, vận chuyển). Tem nhãn in bằng mực in mã vạch wax có độ bền hơn hẳn so với tem nhãn in cảm nhiệt. Chất sáp rất phù hợp để in lên chất liệu giấy. Đen là màu chủ đạo của mực in wax, tuy nhiên cũng có nhiều màu mực sáp khác nhau để bạn lựa chọn.
Mực in sáp-nhựa (wax-resin) – Hỗn hợp của hai chất sáp và nhựa đem đến chất lượng mực in đặc biệt tốt, kháng trầy xước, chống nhòa-phai màu. Loại mực này nên được sử dụng để in tem nhãn cho hàng hóa lưu kho ngoài trời, tiếp xúc với dung môi (y tế), hoặc chịu nhiều ma sát trong quá trình lưu thông. Ribbon wax-resin phù hợp với hầu hết tất cả các loại giấy decal thường, decal nhựa PVC, mạ nhôm/thiếc...
Mực in nhựa (resin) – Loại mực này có độ bền cao. Bạn sẽ cần đến cuộn film mực loại này khi sản phẩm của bạn phải lưu thông trong nhiều môi trường khác nhau (trong-ngoài trời, ma sát...). Mực in resin có độ bám dính tốt nên có thể dùng để in trên tem nhựa PVC, nhãn kim loại (mạ bạc, thiếc...). Mực resin có khả năng chống trầy xước, mài mòn, phai nhòa màu cực tốt nên có thể lưu thông trong môi trường có nước, dung môi (cồn, dầu, mỡ), hóa chất.
Bạn cần lưu ý đến "mặt bám/phủ mực" của cuộn film ribbon sắp mua. Trên thị trường có hai loại mực in mặt ngoài (FO/Face Out/Outside) và mực in mặt trong (FI/Face In/Inside). Một số máy in mã vạch chỉ lắp được mực FI, số khác thì chỉ phù hợp với ribbon FO, một vài loại lại lắp được cả hai. Vậy nên bạn đừng quên đặt những câu hỏi liên quan đến "mặt bám mực" cho người bán để tránh những sai sót không đáng có.
Như vậy, Chỉ cần nắm vững 4 tiêu chí trên là bạn có thể lựa chọn được loại mực phù hợp với nhu cầu sử dụng và phù hợp với thiết bị máy in, decal mã vạch. Hãy liên hệ với HTmart hôm nay để đội ngũ tư vấn bán hàng hỗ trợ bạn thêm.