Các loại mã vạch hiện nay 

05/09/2020

Các loại mã vạch hiện nay 

Mã vạch với mục đích không chỉ để cung cấp thông tin đầy đủ về sản phẩm cho người dùng mà còn hỗ trợ người bán kiểm kê số lượng mặt hàng đơn giản, thuận tiện. Đó là lý do chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong đa số các mặt hàng hiện nay đều được quản lý bởi các loại mã vạch.

Mã vạch có rất nhiều loại và cũng thay đổi nhiều theo thời gian. Tùy vào từng loại mã vạch mà chúng sẽ có tính năng, cách sử dụng khác nhau. Khách hàng khi kinh doanh cần sắm các loại máy quét, máy in mã vạch cần lưu ý phân biệt để lựa chọn sản phẩm đúng với mục đích sử dụng của mình.

1.Mã vạch 1D

Mã vạch 1D là các loại mã vạch tuyến tính thông thường được cấu tạo bởi các sọc đen trắng độ rộng khác nhau xếp xen kẽ theo chiều ngang. Nội dung thông tin sẽ được lưu trữ một chiều theo chiều rộng của hàng mã vạch. Chiều rộng càng tăng, lượng thông tin được lưu càng nhiều lên. Tuy nhiên đây chính là điểm trừ của mẫu mã vạch này khi không lưu trữ được quá nhiều thông tin bên trong mã. Trong mẫu mã vạch 1D cũng có rất nhiều loại mã vạch khác nhau.

Mã UPC

Mã UPC thuộc quyền quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc.), được sử dụng từ năm 1970 và hiện nay vẫn đang được sử dụng ở Mỹ và Canada. Hiện nay, mã UPC có nhiều phiên bản khác nhau như UPC-A, UPC-B, UPC-C, UPC-D và UPC-E. Biến thể UPC-A mã hóa 12 chữ số trong khi UPC-E là biến thể nhỏ hơn, chỉ mã hoá 6 chữ số.

Mã UPC được sử dụng trong ngành bán lẻ.

Mã EAN

Mã EAN được thiết lập bởi 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European Article Numbering Association), được sử dụng từ năm 1974 ở châu Âu và sau đó phát triển nhanh chóng, áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới. Loại mã này rất giống mã UPC, cách phân biệt duy nhất dựa vào địa lý khu vực. Loại mã này hiện nay gồm có 2 phiên bản là EAN-8 (gồm 8 chữ số) và EAN- 13 (gồm 13 chữ số). 

Mã EAN được sử dụng trong ngành bán lẻ.

Mã Code 39

Mã Code 39 là sự phát triển của 2 loại mã vạch trên. Mặc dù mã EAN và mã UPC thông dụng tuy nhiên dung lượng của có giới hạn và chỉ mã hóa được số. Code 39 ra đời đã khắc phục được nhược điểm này khi dung lượng của nó không giới hạn, có thể mã hóa được các chữ hoa, số 0-9 và lượng ký tự mã hóa đã tăng từ 13 lên 43 ký tự.

Mã Code 39 được sử dụng trong ngành y tế, sản xuất ô tô và quốc phòng.

Mã Code 128

Mã Code 128 có nét tương đồng với mã code 39 nhưng đã được phát triển và mã hóa được nhiều kí tự hơn gồm các ký tự số 0-9, ký tự a-z (hoa và thường) cùng tất cả các ký tự biểu tượng chuẩn ASCII và cả mã điều khiển. Code 128 được chia thành 3 loại là A, B và C. Mã 128 mã vạch rất mạnh và có thể lưu trữ thông tin đa dạng vì chúng hỗ trợ bất kỳ ký tự nào của bộ ký tự ASCII 128 ký tự.

Mã Code 128 được sử dụng trong ngành cung ứng bán lẻ.

Mã Interleaved 2 of 5 (ITF)

Đây là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ không mã hóa ký tự. Mã ITF được nén cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng không gian không lớn lắm. Mã vạch ITF mã hóa 14 chữ số số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ.

Mã ITF được sử dụng trong ngành bao bì, đóng gói.

Mã Codabar

Mã Codabar được sử dụng trong thư viện, ngân hàng máu, thư tín chuyển phát nhanh trong nước và xử lý thông tin. Lợi ích chính của nó là nó dễ dàng in và có thể được sản xuất bởi bất kỳ máy in phong cách tác động, ngay cả một máy đánh chữ. Do đó, người dùng có thể tạo nhiều mã Codabar sử dụng số liên tục mà không cần sử dụng máy tính.

Mã Codabar được sử dụng trong ngành y tế, logistic.

Mã GS1

Mã vạch GS1 được sử dụng bởi các cửa hàng bán lẻ để xác định phiếu giảm giá, sản phẩm và chất dễ hỏng, cũng như các vật nhỏ trong ngành y tế. Chúng nhỏ gọn hơn so với các loại mã vạch tiêu biểu điển hình. 

Mã GS1 được sử dụng trong ngành bán lẻ, y tế.

 

2.Mã vạch 2D

Mã vạch 2D là bản cải biến rất nhiều so với mã vạch 1D. Nếu như mã 1D là một chiều thì 2D mang nghĩa hai chiều với việc chứa được nhiều dữ liệu được mã hóa hơn. Mã 2D được lưu trữ theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Nếu mã vạch thông thường (UPC/EAN) có thể lưu đến 30 con số mà thường chúng ta thấy phổ biến là 13 chữ số thì mã 2D có thể lưu ít nhất là 7.089 chữ số. Chỉ cần kích thước 1/10 của mã vạch, QR code có thể lưu cùng lượng thông tin. 

QR Code

Mã QR được phát triển bởi một công ty Nhật Bản vào năm 1994. Đây là loại mã phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay, QR (quick response) trong tiếng Anh có nghĩa là đáp ứng nhanh, vì người tạo ra nó có ý định cho phép mã được giải mã ở tốc độ cao. Mã QR hỗ trợ bốn chế độ khác nhau của dữ liệu: số, chữ số, byte / nhị phân và chữ Kanji.

Mã QR được sử dụng trong ngành bán lẻ, giải trí.

PDF417

Mã PDF417 là một định dạng mã vạch tuyến tính xếp chồng lên nhau được sử dụng trong nhiều ứng dụng như vận chuyển, thẻ nhận dạng và quản lý kho. Chúng có thể chứa hơn 1,1 kilobytes dữ liệu có thể đọc được của máy, làm cho chúng mạnh hơn nhiều so với các mã vạch 2D khác. Giống như mã QR, mã vạch PDF417 là miền công cộng và được sử dụng miễn phí. Đây cũng là một mã vạch thường dùng khá phổ biến ở nước ngoài.

Mã PDF417 được sử dụng trong ngành logistic.

HTmart cung cấp Giải pháp quản lý bán hàng toàn diện cho siêu thị:

- HÀNG HÓA: Chính hãng, mới 100%. Bảo hành chuẩn chính hãng (12 Tháng). Một đổi một trong tuần

- GIAO NHẬN: FreeShip Hà Nội & Hồ Chí Minh city, Bình DƯơng. Cài đặt và Giao hàng miễn phí. Các tỉnh gửi chuyển phát nhanh hoặc thỏa thuận qua nhà xe.

- THANH TOÁN: Thanh toán linh hoạt - uy tín. Giá tốt hơn cho đại lý, doanh nghiệp.

HTmart.vn - Có thể không rẻ nhất, nhưng phải tốt nhất!

Bình luận

Không tìm thấy bài viết

Viết bình luận